Sunday, September 1, 2019

Các thành phần chính trên giao diên website drupal

Sau khi cài đặt được website drupal và đăng nhạp với tài khoản quản trị, chúng ta sẽ có được giao diện như trên. Trước tiên ta thử tìm hiểu các Menu quản trị chính của Drupal xem thử qua đó ta làm được gì với website nhé.

1. Menu Content


Content là nơi người dùng có thể quản lý nội dung (các bài viết) của website. Người dùng có thể  thêm mới, chỉnh sửa, xóa hoặc tìm kiếm các nội dung trên website một cách dể dàng.

- Bấm Add content nếu muốn thêm 1 bài viết mới
- Các bài viết có sẵn được hiển thị dưới dạng danh sách cho phép người dùng xem, xóa hoặc chỉnh sửa bằng cách chọn lệnh tương ứng ở phía cuối mỗi bài viết trong danh sách.

2. Menu Structure

Đây là 1 menu chứa rất nhiều chức năng hay và thường hay dùng nhất trong quá trình thiết kế website drupal.
Phần này mình sẽ giới thiệu qua các menu chức năng con của menu Structure, chi tiết thực hiện mình sẽ hướng dẫn ở các bài biết theo.

- Block Layout.

Đây là menu cho phép người dùng cấu hình và đặt các block (khối) nội dung vào các vị trị khác nhau trong website. Mỗi giao diện website có các cách bố trí khối khác nhau, tùy vào thẩm mỹ cũng như sở thích thiết kế mà mỗi người có cách bố trí giao diện của riêng mình.
Cách bố trí của giao diện mặc định drupal, ở mỗi khu vực chúng ta có thể đưa 1 hoặc nhiều khối vào để giao diện website trở nên phong phú hơn.

- Comment types.


Trong drupal ở dưới các bài viết, cho phép người dùng comment (bình luận), để thiết lập các tùy chọn hiển thị liên quan đến comment, người dùng có thể chọn mục Comment types này.

- Contact Forms
Với Contact Forms, người dùng có thể tạo và quản lý các biểu mẫu (form) liên hệ từ người dùng.
Mẫu contact form mặc định của drupal

- Content types


Content types: cho phép người dùng quản lý các trường, biểu mẫu và cách hiển thị 1 kiểu nội dung.
Ví dụ: chúng ta có thể mở 1 loại nội dung tin bài gồm các trường: tiêu đề tin, nội dung tin, hình ảnh đại diện tin. ngoài ra có thể mở thêm các bài viết liên quan đến phim như: Tiêu đề phim, nội dung tóm tắt phim, hình ảnh phim, link demo phim, đánh giá về phim. Tóm lại người dùng có thể mở các trường (thuộc tính) của 1 loại tin bài theo yêu cầu và suy nghĩ của riêng mình.

Nếu ai đã làm với cơ sở dữ liệu thì biết rằng để mở thêm trường trong 1 loại nội dung nào đó, người dùng phải thực hiện nó trong phần quản lý cở sở dữ liệu, sau đó viết code đề liên hết nó với các form nhập hoặc hiển thị. Ở drupal thì việc này quá sức dể dàng, mọi thứ người dùng phải làm là suy nghĩ nên tạo thêm trường gì và click chuột.

- Display Modes:

Dispaky mode: cho phép cấu hình hiển thị của các biểu mẫu và nội dung. 

- Menu:



Menu cho phép người dùng tạo các menu, thêm cái link vào menu.

Giao diện để tạo 1 menu.

- Taxonomy:

Taxonomy dùng để quản lý các danh mục trong website drupal. Ví dụ đối với 1 website phim ta có khá nhiều danh mục như: Tác giả, Đạo diễn, Lĩnh vực, Quốc gia.

- Views:

Cuối cùng là Views: đây là 1 chức năng rất mạnh của Drupal, nó cho phép người dùng hiển thị nội dung trên trang web theo các cách khác nhau, người dùng có thể tùy ý thiết kế các nội dung theo ý tưởng của mình. 

3. Menu Appearance:

Appearance: Cho phép người dùng thay đổi và cấu hình các Theme. 
Theme là các giao diện được thiết kế sẵn theo các bố cục khác nhau, người dùng chỉ cần cài đặt Theme vào website của mình thì giao diện website tự động chuyển sang giao diện mà Theme đó được thiết kế. (liên quan đến phần đặt Block lên các phần của website).

  4. Menu Extend:

Extend cho phép người dùng thêm và kích hoạt (hoặc vô hiệu hóa) các phần mở rộng (module) của drupal. Mỗi Module là một chức năng do cộng đồng người dùng drupal thiết kế sẵn, chúng ta chỉ cần chọn đúng Module phù hợp với chức năng của website, chọn phiên bản plugin phù hợp với phiên bản Drupal cài đặt website (hiện tại là drupal 8) và cài đặt để sử dụng cho website của mình.
Ta có thể tìm kiếm các module drupal miễn phí tại: https://www.drupal.org/project/project_module

5. Menu Configuration:



Configuration là nơi người dùng có thể thiết lập các cấu hình của hệ thống như thay đổi tên website, cài đặt trang chủ cho website, cài đặt ngôn ngữ, ngày giờ, trình gõ văn bản .....

6. Menu People:


People là nơi người dùng cài đặt các nhóm người dùng, phân quyền các chức năng website cho các nhóm người dùng và các cấu hình khác liên quan đến người dùng.

7. Menu Report:


Report là menu chứa các báo cáo về hệ thống,

Ngoài các Menu chính trên hệ thống, Drupal còn cung cấp 1 menu khá tiện dụng cho người dùng, giúp người dùng nhanh chóng sử dụng các lệnh thường xuyên sử dụng.

7. Menu Shortcuts:

Người dùng có thể thêm các lệnh thường xuyên sử dụng vào Menu Shortcuts để thao tác 1 cách nhanh nhất: ví dụ như: Thêm bài viết, Thêm Phim,......

Trên là phần giới thiệu cơ bản chức năng chính của các Menu trên hệ thống website Drupal, các bài tiếp theo sẽ mô tả chi tiết chức năng của từng menu trong việc cấu hình và thiết kế 1 website hoàn chỉnh.
Nếu thấy hữu ích hảy chia sẻ bài viết này trên:  

2 comments: