Monday, December 3, 2018

Các nguyên nhân có thể làm cho việc đồng bộ không thành công !

Chào mọi người, hiện tại là thời gian chúng ta nhập xong diễn biến năm 2018 và thực hiện việc đồng bộ lên máy chủ trung tâm và có khá nhiều người đồng bộ (lên và về) không thành công, ngay cả tôi cũng vậy, không phải lúc nào bấm thì nó cũng thành công rực rỡ được, cứ phải bấm nhiều lần có khi còn phải canh me về đêm cho nó yên tĩnh thì mới thành công được. Vậy nguyên nhân vì đâu ??? chúng ta cùng phân tích một chút để có cái nhìn toàn cảnh về chức năng đồng bộ nhé.

* Trước tiên nói về chức năng Tải dữ liệu lần đầu.




Khi ta có 1 bộ phần mềm trắng (chưa có dữ liệu) và muốn tải dữ liệu ở máy chủ về để kiểm tra và thực hiện cập nhật, tuy nhiên sau một hồi bấm nút TẢI VỀ LẦN ĐẦU và đợi thì gặp lỗi đỏ, Tải dữ liệu không thành công.
Khoan hãy gọi ai cả, tự mình kiểm tra các nguyên nhân sau:

1. Đầu tiên bạn phải kiểm tra tốc độ mạng máy tính mà bạn đang dùng. Có nhiều người nói với tôi rằng mạng máy tính của mình đang rất mạnh, sóng khỏe. (như hình dưới, sóng đầy không sót 1 vạch nào)



Cái này là các anh chị đang hiểu lầm giữa sóng wifi và tốc độ kết nối Internet.

- Sóng WIFI nó cho mình biết được kết quả thu nhận sóng wifi của máy tính từ trạm phát sóng WIFI mà mình đang kết nối


Hình này chỉ ra rằng nếu kết nối đến trạm phát sóng FORMIS sẽ gần và ổn định hơn mạng Chut

- Tốc độ kết nối mạng internet là tốc độ đường truyền mà người dùng đăng ký với nhà mạng (Vinaphone, Vietel ..)

Ví dụ: Tôi thuê bao mạng Vinaphone ở nhà tốc độ là 30Mbs (có nghĩa là ở mỗi giây tôi có thể thực hiện truyền hoặc nhận khoảng 30 Mega bit dữ liệu/khoảng 3,75 Mega byte)

Như vậy nếu dữ liệu của tôi ở máy chủ trung tâm khoảng 200MB thì thời gian tải dữ liệu ở điều kiện tiêu chuẩn là 200/3,75=53 giây, xấp xỉ 1 phút

Vậy nếu ta có máy tính ở gần trạm phát wifi thì có thể tốc độ của chúng ta sẽ đạt đến 30Mbs, nếu ở xa trạm phát thì tốc độ kết nối có thể yếu hơn hoặc chập chờn tùy vào khoảng cách. 

==> nếu ta kết nối vào một wifi sóng mạnh (full) nhưng wifi đó là điểm phát sóng cho 1 Router của nhà mạng có tốc độ Internet thấp thì máy tôi sẽ kết nối Internet với tốc độ thấp.

Vậy làm sao đo được kết nối thực của máy tính hiện tại:

Cách thông dụng nhất là vào trang http://speedtest.net, bấm GO, hệ thống sẽ tự động kết nối đến 1 server nào đó và tính toán tốc độ nhận/gửi (download/upload) của đường truyền.


Dưới đây là tốc độ tải về và gửi lên (download/upload) của 1 lần kiểm tra.

Xem video kiểm tra tốc độ kết nối



Làm sao để biết được đường truyền mình có ổn định hay không?

Dùng lệnh PING của windows kết nối để máy chủ Tổng cục và xem tín hiệu gửi nhận có ổn định không. 

Bấm đồng thời phím Windows + R để ra hộp cửa sổ lệnh RUN, gõ vào ping vnforest.gov.vn -t và xem kết quả:




Đây là kết nối mạng ổn định


Đây là kết nối mạng không ổn định

Nếu ta đang gặp trường hợp này thì nên thực hiện khởi động lại Router (là cái cục kết nối mà nhà mạng bắt cho chúng ta ấy), nếu sau khi khởi động lại mà mạng vẫn chậm thì liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ mạng (Vinaphone, Viettel...) để họ kiểm tra lại đường truyền.

2. Nếu trường hợp tốc độ mạng internet đo được ở máy tính là nhanh, ổn định thì có thể còn nguyên nhân khác liên quan đến mạng, đó là băng thông của đường truyền mạng máy chủ.
- Nguyên nhân này liên quan đến số lượng người truy cập đồng thời để tải dữ liệu và truyền dữ liệu lên máy chủ.

Lấy 1 ví dụ thực tế là tình trạng giao thông: 1 con đường ở rộng khoảng 20m, tầm 2h sáng chúng ta có thể phóng xe với tốc độ khoảng 60km/h, tuy nhiên nếu là giờ cao điểm, các phương tiện đều đi vào thì tốc độ chạy của mỗi phương tiện sẽ rất thấp, thậm chí có thể ách tắc và dừng xe.

Máy chủ chúng ta cũng như vậy, dữ liệu muốn đến máy chủ phải qua 1 con đường, con đường này được Tổng cục đăng ký thuê với nhà mạng và nó có 1 băng thông nhất định (kiểu như ví dụ trên là đường 20m), khi mọi người ở giờ cao điểm đều muốn gửi dữ liệu lên máy chủ, hoặc tải dữ liệu về từ máy chủ thì đều phải chạy qua con đường này và làm cho luồng dữ liệu gửi lên/lấy về chậm lại, thậm chí là dừng.

Vậy muốn kết nối đến máy chủ nhanh thì nên chọn 1 thời điểm nào đó máy chủ "rảnh" nhất, đường tha hồ rộng cho chúng ta đi. Về lâu dài thì phải nâng cấp đường truyền, băng thông cho máy chủ để đáp ứng đồng thời số lượng người truy cập lớn.

3. Một nguyên nhân khác cũng có thể ảnh hướng đến kết quả đồng bộ là các dịch vụ chạy trên máy chủ có vấn đề, gặp lổi trong quá trình vận hành. Đối với trường hợp này thì cần đến người quản trị hệ thống máy chủ kiểm tra, xử lý và khởi động lại dịch vụ.

* Trường hợp thứ 2 là đồng bộ dữ liệu lên máy chủ:


Đồng bộ lên máy chủ cũng giống như tải dữ liệu về, có nghĩa là phải xem xét 3 vấn đề ở trên. Ngoài ra còn có thể do dữ liệu trong quá trình cập nhật có phát sinh một số trường hợp chưa được tính toán trong chức năng đồng bộ, làm phát sinh lổi. Trường hợp này phải liên hệ với người có trách nhiệm để họ báo với nhà cung cấp, bảo trì hệ thống sửa lại để hệ thống chấp nhận các trường hợp mới của người dùng.

Kết luận: Hiện tại tuy rằng chức năng Đồng bộ dữ liệu đã được chỉnh sửa nhiều để có thể hoạt động trơn tru hơn nhưng người dùng đôi lúc vẫn còn gặp khó khăn khi sử dụng chức năng này. Còn rất nhiều điều phải làm để có 1 hệ thống tốt (máy tính tốt, mạng tốt, đường truyền tốt, máy chủ vận hành tốt, khả năng xử lý sợ cố khi gặp lỗi của người quản trị ...), hy vọng trong thời gian tới TCLN sẽ có những đầu tư thêm để khắc phục các hạn chế còn tồn tại của hệ thống hiện tại, còn hiện tại chúng ta phải chấp nhận thực tế và sử dụng hệ thống một cách thông minh nhất.

Tóm lại khi gặp lổi bạn nên làm gì:

1. Kiểm tra tốc độ đường truyền mạng của máy tính mình đang sử dụng, kiểm tra kết nối để máy chủ Tổng Cục có ổn định không. 

2. Nếu mọi thứ về đường truyền ở máy chúng ta là OK thì chọn 1 thời gian khác trong ngày để thực hiện lại thao tác đồng bộ (sẽ tốt nhất nếu là vào ban đêm)

3. Nếu lổi trong quá trình đồng bộ có ghi rõ là do lô rừng nào đó gây nên thì phải kiểm tra lại lô rừng này trong phần mềm FRMS, xem sự khác biệt của lô rừng này với các lô khác để báo với người quản trị hoặc người có trách nhiệm theo dõi đơn vị mình.

4. Post lên diễn đàn (hội FRMS) xem phản hồi của người dùng khác hoặc người quản trị hệ thống, có thể đang trong thời gian bảo trì máy chủ.

5. Gửi yêu cầu hỗ trợ lên người có trách nhiệm hoặc người quản trị hệ thống để yêu cầu trợ giúp nếu đã thử các cách trên nhiều lần, ngày mà không thành công.

Và chờ đợi ......

Tag: loi dong bo
Nếu thấy hữu ích hảy chia sẻ bài viết này trên:  

0 nhận xét:

Post a Comment